Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ưng lòng nhà tuyển dụng

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ưng lòng nhà tuyển dụng

Trên hành trình tìm việc, từ nộp hồ sơ cho đến khi phỏng vấn đòi hỏi ứng viên phải chuẩn bị cho bản thân về kỹ năng mềm thật tốt. Đặc biệt để nhà tuyển dụng ấn tượng từ câu hỏi đầu tiên, bạn phải có riêng cho mình những bí quyết giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thật chuyên nghiệp, thể hiện sự tự tin vận dụng kỹ năng giao tiếp trong đó để được lọt vào danh sách ứng viên tiềm năng của công ty. Nhưng điều khiến bạn trăn trở là tìm kinh nghiệm giới thiệu từ đâu? Ở đâu?... Dưới đây Timviec365.com.vn có bật mí một vài bí quyết giới thiệu bản thân khi phỏng vấn giúp bạn vững bước trên con đường tới vị trí công việc mơ ước.  1. Chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và chuyên nghiệp Việc làm là nhu cầu cần thiết mà mỗi công dân trong độ tuổi lao động cũng cần có để có thể tạo ra thu nhập, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình. Có người chọn đi làm ngay từ tuổi 15 nhưng có người lại theo đuổi sự nghiệp học hành với kiến thức chuyên môn về một nghề nghiệp cụ thể cho tới bậc cao đẳng, đại học để tương lai được làm công việc yêu thích trong môi trường chuyên nghiệp cùng mức lương chiều lòng người. Nhưng trước khi đến với cuộc sống màu hồng đó, người ta phải trải qua một giai đoạn có thể nói là gian nan với muôn trùng sóng gió – hành trình tìm việc làm. Trở thành ứng viên ứng tuyển ở vị trí cần chuyên môn – bạn tự tin về điều này nhưng với những yêu cầu khác bạn có đáp ứng được yêu cầu? Bước đầu tiên trên sóng gió là chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc đầy đủ đồng thời nội dung hình thức phải thể hiện thật chuyên nghiệp bao gồm: Sơ yếu lý lịch, CV xin việc và đơn xin việc. Đây là 3 loại giấy tờ thiết yếu nhất cần có trong bộ hồ sơ nhằm cung cấp cho nhà tuyển dụng thông tin cơ bản nhất về ứng viên như: Tên, tuổi, quê quán, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng,… và quan trọng nhất cần thể hiện trong đó là sự đam mê, mong muốn được làm việc tại ví trí ứng tuyển để cống hiến năng lực cho sự phát triển sau này của công ty.  Mọi kỹ năng, bí quyết để có bộ hồ sơ ưng mắt nhà tuyển dụng hiện nay được rất nhiều bài viết mách bảo, tuy nhiên bạn phải lưu ý chọn lọc thông tin, mẫu mã CV, đơn xin việc sao cho phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển để cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn của bạn không bị mất đi từ bước đầu chọn lọc hồ sơ của nhà tuyển dụng.    2. Bí quyết giới thiệu bản thân khi phỏng vấn Bộ hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp đã đưa ứng viên đến với buổi gặp đầu tiên với nhà tuyển dụng dưới hình thức phỏng vấn. Vậy trước khi đến phỏng vấn bạn cần chuẩn bị thêm gì nữa không? Câu trả lời dành cho bạn không những là có mà còn rất nhiều.  Bước tới con sóng đầu tiên, ngồi đối diện với người quyết định tới công việc tương lai của bản thân đa số ứng viên thường tỏ ra rất căng thẳng, thiếu tự tin, ít ai có được bình tĩnh như ngồi trước mặt người thân quen. Để bắt chuyện với ứng viên, nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra yêu cầu đầu tiên là “Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân”. Nghe có vẻ đơn giản, không cần kiến thức nhưng lại cần vận dụng rất nhiều kỹ năng mềm trong đó. Bạn thắc mắc tại sao mọi thông tin về bản thân đã được liệt kê khá đầy đủ trên hồ sơ nhưng sao nhà tuyển dụng vẫn muốn mất thời gian để lắng nghe phần giới thiệu này từ ứng viên? Đó là một bí quyết để nhà tuyển dụng tiếp cận cách trình bày bằng lời nói của bạn, đánh giá kỹ năng về giao tiếp cũng như thuyết trình. Tại đây Timviec365.com.vn mách bạn bí quyết giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp và và ứng viên là người đã từng đi làm. 2.1. Bật mí cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường Lợi thế với sinh viên mới ra trường là tinh thần năng động, tuổi trẻ và sự nhiệt huyết, tuy nhiên những điều này nếu chỉ nhìn bên ngoài và qua thông tin trong bộ hồ sơ xin việc chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không thấy được và thường đánh giá không cao khả năng làm việc của họ. Thế nhưng không phải vì thế mà cơ hội làm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp bị mất đi.  Nếu đã có CV xin việc, đơn xin việc chiều lòng nhà tuyển dụng cơ hội sẽ đến với bạn ở buổi phỏng vấn. Vì vậy, phải có tâm lý với đầy đủ tự tin để thể hiện với nhà tuyển dụng rằng dù chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng bạn có năng lực, kỹ năng để tương lai phục vụ tốt yêu cầu công việc tại vị trí ứng tuyển. Trước khi giới thiệu bản thân hay nở trên môi nụ cười thật tươi với nhà tuyển dụng như để thể hiện sự cảm ơn với yêu cầu này. Tiếp đó bạn không cần quá phô trương, hãy thành thật giới thiệu bạn vừa tốt nghiệp trường gì, chuyên ngành nào và điểm số ra sao, trong quá trình học đã lĩnh hội được kiến thức chuyên môn liên quan gì tới công việc sắp tới và đưa ra mong muốn được làm việc ở công ty để được cống hiến cho công ty. Đừng quên giới thiệu về những công việc làm thêm thời sinh viên và kinh nghiệm tích lũy được từ đó để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã được tiếp xúc với môi trường làm việc trước đó, dù không phải chuyên môn nhưng cũng đánh giá bạn sẽ thích nghi với môi trường làm việc mà không gặp khó khăn.  Cơ hội sẽ không là của riêng ai nếu bạn có chuẩn bị thật tốt, đủ tự tin để đảm nhận công việc dù chưa có kinh nghiệm nhưng kỹ năng sẽ giúp bạn học hỏi công việc có thể nhanh hơn là người đã có kinh nghiệm.  2.2. Tự tin giới thiệu bản thân khi ứng viên đã từng đi làm  Sở hữu lợi thế là người đã trải qua ít nhất một cuộc phỏng vấn, biết được không khí trong buổi phỏng vấn ra sao, và đặc biệt là đã có kinh nghiệm để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Bạn đủ tự tin để bước vào buổi phỏng vấn mà không chuẩn bị gì không?  Mỗi công ty một khác, yêu câu của họ với công việc cũng không giống với công ty trước và họ cũng chỉ coi bạn là một nhân viên mới, chưa biết gì về năng lực, kỹ năng làm việc của bạn. Điều quan trọng là bạn phải giới thiệu được điểm mạnh điểm yếu, đồng thời đừng đợi nhà tuyển dụng hỏi tại sao bạn nghỉ việc cũ, hãy tự giác đưa ra lời giải đáp để mình có thể chủ động hơn khi trả lời những câu hỏi tiếp theo đó. Lý do có thể là bạn muốn thay đổi môi trường làm việc, muốn thử sức tại vị trí công việc mới ở công ty lớn của nhà tuyển dụng, đồng thời hãy gợi nhắc về kinh nghiệm làm việc ở vị trí cũ sẽ giúp bạn đảm nhận công việc với dễ dàng hơn, cho thấy bạn là người họ đang cần, là ứng viên phù hợp với vị trí ứng tuyển nhất trong số những ứng viên tiềm năng. 3. Phong thái thể hiện trong buổi phỏng vấn Để buổi phỏng vấn thành công, ngay từ bước chân đầu tiên bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin, bằng nụ cười thân thiện. Ánh mắt giao tiếp thay lời nói bằng cách nhìn thằng vào mắt người phỏng vấn nhưng đừng nhìn chằm chắm, tuyệt đối tránh sự bối rối lo lắng thể hiện ra khi bạn nhìn xuống dưới, nhìn quanh phòng hay nhìn đâu đó mà không phải nhìn trực tiếp nhà tuyển dụng. Phần trả lời các câu hỏi phỏng vấn không rườm rà, hãy diễn đạt đủ ý nhưng ngắn gọn, súc tích dễ hiểu. Nhấn mạnh vào ưu điểm của bản thân cho thấy khả năng phù hợp với công việc thay vì lan man về những kinh nghiệm không cần thiết. Và để bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chiếm được tình cảm của nhà tuyển dụng hãy chuẩn bị từ trước đó bằng cách xem lại thông tin trên CV ứng tuyển, đọc lại yêu cầu công việc của công ty, đặt mình ở hai vị trí nhà tuyển dụng và ứng viên để tự đưa ra câu hỏi rồi trả lời,… Sóng gió sẽ không làm khó được bạn trên hành trình đến với thành công nếu bạn chuẩn bị cho bản thân đầy đủ về mặt tâm lý, kỹ năng hay kinh nghiệm. Lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là đánh giá đầu tiên nhà tuyển dụng chấm điểm về mặt kỹ năng. Kinh nghiệm là cần thiết những kỹ năng sẽ là bước đệm tốt hơn cho tương lai tươi sáng. Chúc bạn luôn vững bước tới thành công!  

Coi thêm tại: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ưng lòng nhà tuyển dụng


Dẫn nguồn từ Tuyển dụng, tìm việc làm nhanh uy tín nhất | Timviec365.com.vn https://timviec365.com.vn/gioi-thieu-ban-than-khi-phong-van-b110.html #timviec365comvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến