Dành một chút quan tâm về công việc của nhân viên kinh doanh

Dành một chút quan tâm về công việc của nhân viên kinh doanh

Nền kinh tế phát triển cho ra đời nhiều loại hình kinh doanh mới lạ với nhiều lĩnh vực đang hoạt động sôi nổi tạo ra làn sóng cạnh tranh trên thương trường vô cùng khốc liệt. Lợi thế sẽ thuộc về doanh nghiệp nào có chiến binh điêu liệu, lãnh tướng gạo cội sở hữu tố chất phục vụ cho công việc của một nhân viên kinh doanh. Bạn có nằm trong số đó? Hay bạn có  mơ ước lọt vào top chiến binh giỏi? Hãy để bài viết dưới đây gợi ý cho bạn những cái nhìn đầu tiên về công việc này nhé! 1. Bạn đã hiểu nhân viên kinh doanh là gì chưa? Làm sao có thể định nghĩa một nhân viên kinh doanh? Nhưng đây là câu hỏi mà chắc hẳn người trong ngành phải đối mặt với tần suất cao. Nhân viên kinh doanh hay còn gọi là Salesman hoặc Saller một thuật ngữ chỉ những người làm công việc liên quan tới quản lý, xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp hay môi giới, tiếp thị sản phẩm tới khách hàng. Hoạt động ở vị trí này với mục đích đẩy nhanh hàng hóa, hướng khách hàng tới hành vi mua tạo ra doanh thu và lợi nhuận.  Thực tế nhận thấy rằng thuật ngữ nhân viên kinh doanh thường xuất hiện chủ yếu với những công việc môi giới, tiếp thị hoặc tư vấn sản phẩm. Phụ trách những công việc liên quan tới khách hàng. Môi trường cạnh tranh trong nghề đặt áp lực lên vị trí này khá lớn, vì vậy để trụ vững, phát triển vị trí công việc bạn cần nhận thức trước được rằng: - Để tồn tại với nghề, phải chấp nhận đánh đổi nhiều thứ trước tiên là “cái tôi” của chính mình.  - Cái giá phải trả không hề nhỏ, đó có thể là thời gian, công sức, mồ hôi và nước mắt trong những lần thất bại.  - Phải có một các cái đầu lạnh, sự kiên trì vượt bậc mới có thể trụ vững trước sóng gió thị trường Đổi lại với những mất mát đó, một khi đã quen với chiến đấu, quen với những lần đau, chai lỳ với những vấp ngã bạn sẽ nhận lại không ít thành công: - Cho bạn kỹ năng giao tiếp, tự tin đối diện với mọi người xung quanh. Qua nhiều công việc, lợi thế đến với bạn từ những tình huống nói chuyện, nhiều lần thành quen, bạn dễ dàng biết cách gây thiện cảm với người khác. Từ đó có bước đệm thăng tiến sự nghiệp lên cấp quản lý, đổi đời với cuộc sống đầy đủ hơn.  - Do đặc thù công việc phải luôn nắm bắt được tình thế thị trường, đa dạng luồng kiến thức không những về thông tin sản phẩm công ty mà cả sản phẩm của đối thủ, trau dồi thông tin về xu thế, thời cuộc để dễ dàng thuyết phục khách hàng. Vô hình chung bạn sẽ vượt qua giới hạn mà bản thân tưởng chừng như chững lại đó. Đây là yếu tố thuận lợi để bạn hoàn thiện nhân cách – nâng bước bạn trên con đường công danh và sự nghiệp.  - Thất bại rồi cũng sẽ thành công, cuộc sống không phụ lòng người. Mất mát về tinh thần, nhận lại kỹ năng kinh nghiệm rồi còn nhận được nguồn thu thập tốt. Việc sắm sửa nhà cửa, xe cộ hay bất cứ thứ gì bạn yêu thích đền bù cho khoảng thời gian chịu khổ đều nằm trong tầm tay.  2. Công việc của nhân viên kinh doanh thường thực hiện Với mỗi mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp mô tả công việc dành cho nhân viên kinh doanh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, những công việc đó phải hướng tới mục đích chung cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó, chung quy lại có thể mô tả chung chung một số công việc đặc thù trong nghề: - Trước hết muốn tiếp xúc với khách hàng phải tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm về tính năng, công dụng, đặc điểm,… cũng như so sánh được những tiêu chí này với các sản phẩm cùng loại hay các sản phẩm cạnh tranh của đối thủ. Bạn phải là người đa di năng, am hiểu tất cả mọi thứ về sản phẩm để tự tin trả lời cho khách hàng mọi câu hỏi. Phải thật lưu ý tuyệt đối về trường hợp tư vấn xả ra tình trạng ngắt quãng, ú ớ về thông tin khiến khách hàng khó chịu, mất niềm tin với sản phẩm. Để xảy ra tình trạng này đồng nghĩa với việc bạn trực tiếp để khách hàng thấy sự thiếu chuyên nghiệp, mất cơ hội tạo dựng thương hiệu và uy tín cá nhân với khách mua hàng. Để tuột đi một khách hàng có thể trở nên thân thiết. - Duy trì những mối quan hệ kinh doanh hiện có, thiết lập nhiều mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày với khách hàng trung thành hay những mối khách hàng tiềm năng.  - Nắm rõ quy trình tiếp xúc với khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu của các quy trình này.  - Tiếp nhận và liên hệ với các phòng ban liên quan để giải quyết mọi thắc mắc, khiếu nại của người tiêu dùng  - Tiếp xúc với khách hàng, ghi nhận toàn bộ thông tin của khách hàng tiến hành phân tích nhanh rồi đưa ra sự tư vấn hợp lý, cung cấp cho khách hàng sản phẩm ưu thế đáp ứng nhu cầu như mong đợi của họ - Đàm phán, thương thảo hợp đồng cung ứng sản phẩm/ dịch vụ với khách hàng: Đây là công việc sau khi nhân viên kinh doanh đã thuyết phục khách hàng thành công. Trong hợp đồng bạn cần lưu ý về chính sách giá của công ty áp dụng với sản phẩm, nhấn mạnh chính sách ưu đãi, chính sách hậu mãi để khách hàng nhận thấy lợi thế khi mua hàng đem lại lợi thế cho đôi bên. Mọi điều khoản trong hợp đồng sau khi ký phải được thực thi chuẩn xác, nếu có gì sai sót với yêu cầu công ty, nhân viên kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm - Đôn đúc tiến trình hoàn thành hợp đồng: Một trong những thông tin quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng nằm ở thời gian giao hàng. Sau khi hợp đồng đã được ký kết, nhân viên kinh doanh phải có trách nhiệm với khách hàng của mình bằng việc đốc thúc bên sản xuất hoặc bên nhà cung ứng thực hiện hoạt động tạo ra hàng hóa kịp thời gian giao hàng. Kiểm tra chất lượng hàng thật kỹ lưỡng trước khi giao hàng. Bạn nên tập cho mình thói quen cẩn thận từ những điều nhỏ nhặt nhất bởi với một nhân viên kinh doanh, chỉ cần một sơ suất xảy ra bạn cũng có thể mất hết mối quan hệ đó chỉ trong tích tắc. Ngược lại nếu đáp ứng mọi yêu cầu trong hợp, uy tín cá nhân của bạn được gia tăng, cơ hội để sở hữu nhiều đơn hàng tiếp theo đó.  - Báo cáo lên cấp quản lý công việc thực hiện được về số lượng hợp đồng, nhu cầu, vấn đề cũng như mối quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó còn phải nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh của họ để cùng quản lý xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp trong thời gian tới   Ngoài những công việc chính trên đây, để phục vụ quá trình làm việc dễ dàng, thuận lợi, người nhân viên kinh doanh cần phải thường xuyên bổ sung kiến thức thông qua sách báo, tin tức hàng ngày. Cập nhật xu thế mới nhất để dự đoán trước nhu cầu khách hàng, những biến động của thị trường có ảnh hưởng tới sản phẩm đang tiêu thụ của công ty. Tất cả những công việc trên đều phục vụ cho mục tiêu đạt đủ KPI mà doanh nghiệp đã đặt ra cho mỗi nhân viên trong một ngày, một tháng, một năm. Tiếp nhận KPI cá nhân rồi tự đưa ra những chiến lược cụ thể trong quá trình làm việc để đạt đủ yêu cầu. Doanh nghiệp có thể áp KPI theo tiêu chí: - KPI riêng cho từng phòng - KPI về số lượng khách hàng: Lượng khách hàng quan tâm, khách hàng tiềm năng, số hợp đồng đã được khách hàng chốt,… - KPI về doanh số bán hàng -… 3. Tầm quan trọng về công việc của nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp được đánh giá thành công trên tiến trình hoạt động kinh doanh là một doanh nghiệp sở hữu lượng khách hàng trung thành mà không một doanh nghiệp khác nào có thể cạnh tranh được. Để làm nên thành công này, mỗi công ty, doanh nghiệp hay các đơn vị kinh doanh cần rất nhiều yếu tố quan trọng, trong đó yếu tố con người mà đội ngũ nhân viên là chủ lực. Mỗi một bộ phần hình thành trong công ty đều có vai trò nhất định góp phần hỗ trợ công ty phát triển vững mạnh. Trong đó, đội ngũ nhân viên kinh doanh đảm nhận vai trò tiên phong, đại diện cho công ty tiếp xúc trực tiếp với những người chủ chính trả công cho doanh nghiệp đó là “khách hàng”. Thông qua nhân viên kinh doanh, khách hàng sẽ có những lựa chọn sáng suốt cho quyết định của mình và tìm ra được sản phẩm/ dịch vụ ưng ý xứng đáng với số tiền bỏ ra nhất. Từ đó, vai trò đặt gánh vai của bộ phận kinh doanh là đem lại doanh thu cho công ty. Là bộ mặt của công ty bởi họ chính là người khách hàng gặp đầu tiên, thương hiệu, uy tín của công ty sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ chiến binh chủ lực này. Cũng thông qua nhiệm vụ này, nhân viên kinh doanh có trách nhiệm nắm bắt được thông tin khách hàng, tìm hiểu về nhu cầu khách hàng để phối hợp cùng các phòng ban khác lên kế hoạch cải tiến hoặc nghiên cứu sản phẩm mới đón đầu nhu cầu của khách hàng.   4. Bạn có tố chất là một nhân viên kinh doanh? Nhân viên kinh doanh được đào tạo bài bản thông qua các bài giảng trên giảng đường đại học, cao đẳng nắm lợi thế hơn hẳn người chưa có kiến thức. Ở các đơn vị đào tạo, họ được tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành, có cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu khoa học về những vấn đề chuyên sâu trong ngành, đồng thời được hướng dẫn cách lập chiến lược, cách phân tích thị trường, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm/ dịch vụ thông qua các tiêu chí.  Người qua đào tạo là người có sẵn định hướng, thích nghi với nghề nghiệp nhanh chóng. Tuy nhiên để thực hiện công việc với ít rủi ro, thất bại, những kinh nghiệm thực tế cùng với tố chất cần thiết cũng vô cùng quan trọng. Vậy một nhân viên kinh doanh cần rèn luyện tính cách làm sao để thuận lợi hoạt động với công việc mơ ước?  -  Thứ nhất hãy có niềm đam mê mãnh liệt với nghề: Cái khó trong nghề là bạn phải vượt qua được thử thách, chông gai ban đầu. Có tham vọng trở nên giàu có, hứng thú với tiền. Đó là những mong muốn cho thấy sự đam mê trong bạn, thúc dục bạn đứng lần sau những lần vấp ngã. - Tiếp theo là sự kiên trì: Kiên trì để trau dồi kiến thức, kiên trì lắng nghe để thấu hiểu khách hàng. Tố chất trên giúp bạn sớm nhận được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để thuyết phục khách hàng hiệu quả - Và cuối cùng cần thiết là có sự lạc quan; Lạc quan để nhìn nhận những điều tích cực trong cuộc sống. Để mỗi lần vấp ngã vẫn nhận ra cơ hội trong tương lai. Thất bại một lần không có nghĩa là mãi mãi, thành công lần đầu cũng không đảm bảo sau này vẫn sẽ thành công.  Dù không nhiều nhưng cũng hy vọng rằng đọc giả thông qua bài viết sẽ có được hiểu biết cơ bản về công việc của nhân viên kinh doanh. Đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng, tố chất vốn có. Đừng vì ngại khó mà bỏ đi cơ hội theo đuổi công việc mơ ước. Đường chỉ tay luôn nằm trong tầm kiểm soát của lòng bàn tay, thay đổi hay giữ nguyên nó là do sự cố gắng từ chính bạn. Chúc bạn có lựa chọn công việc sáng suốt cho một tương lai tươi sáng.

Tham khảo bài gốc ở: Dành một chút quan tâm về công việc của nhân viên kinh doanh


Dẫn nguồn từ Tuyển dụng, tìm việc làm nhanh uy tín nhất | Timviec365.com.vn https://timviec365.com.vn/cong-viec-cua-nhan-vien-kinh-doanh-b115.html #timviec365comvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến