Dành một chút quan tâm tới công việc của nhân viên bán hàng nhé!

Dành một chút quan tâm tới công việc của nhân viên bán hàng nhé!

Nhân viên bán hàng – một vị trí công việc có nhiều lựa chọn cho người lao động hiện nay. Không đòi hỏi trình độ cao, chuyên môn giỏi nhưng không phải ai cũng có thể đảm nhận tốt vai trò khi làm ở vị trí này. Bản chất của hoạt động bán hàng là công việc vô cùng quan trọng mà kết quả của nó là sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy công việc của nhân viên bán hàng là gì? Timviec365.com.vn có thể giúp bạn xử lý nỗi băn khoăn này.  1. Cần quan tâm gì ở vị trí nhân viên bán hàng Để có thể bán được hàng, nhà sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh trong mảng thương mại dịch vụ cần có nhất là một đội ngũ nhân viên bán hàng tiềm năng. Trong thời buổi kinh tế thị trường có nhiều biến động, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, công cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường ngày càng diễn ra gay gắt không riêng gì với ngành thương mại dịch vụ bán lẻ hàng hóa. Xác định một doanh nghiệp triển vọng trong ngành là một doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ hàng hóa hàng năm luôn ở mức dương. Kết quả đạt được không chỉ dựa vào ban lãnh đạo mà phải có sự đồng tâm của toàn bộ lực lượng của công ty. Trong đó, đội ngũ nhân viên bán hàng nhận được sự quan tâm đặc biệt.  1.1. Đặc điểm của nghề bán hàng Bán hàng là hoạt động thực hiện việc trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để nhận lại từ người mua tiền hay vật phẩm, hoặc giá trị trao đổi ngang bằng với sản phẩm bán ra. Người bán hàng là người đại diện cho doanh nghiệp, giao tiếp trức tiếp với khách hàng, tư vấn cho khách hàng về chức năng, công dụng,… của sản phẩm nhằm hướng khách hàng tới quyết định mua hàng mang lại lợi ích cho cả hai bên.  Nghề bán hàng đòi hỏi nhân viên phải giao tiếp thường xuyên, có khả năng làm việc bên ngoài doanh nghiệp và đảm nhận nhiều vai trò quan trọng khác mà quản lý hay chủ doanh nghiệp giao phó.   1.2. Bản chất của nghề bán hàng Thực chất nghề bán hàng là công việc vô cùng quan trọng chứ không hề đơn giản như nhiều người nhận định. Kết quả của việc bán hàng là sự sống còn của doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn vong và năng lực cạnh tranh trên thương trường. Mọi quyết định, chiến lược kinh doanh được đề ra những nếu không có nhân viên bán hàng, hàng hóa làm sao để đến tay người tiêu dùng? Một đội ngũ nhân viên bán hàng có năng lực là chìa khóa đem đến thành công cho doanh nghiệp.  Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp tạo dựng được uy tín, thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Để được như vậy, cần nhiều yếu tố, trong đó con người mà cụ thể là những nhân tài bán hàng góp công sức chủ đạo.  1.3. Vai trò của nhân viên bán hàng  Nhân viên bán hàng là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng, là người định hướng cho nhu cầu của khách hàng với sản phẩm của công ty. Những kế hoạch Marketing hay nhất sẽ không thành công nếu công tác bán hàng không được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên bán hàng.  Sản phẩm mới được tung ra thị trường, được quảng bán trên các phương tiện thông tin để khách hàng biết đến sản phẩm nhưng để khách hàng mua và sử dụng sản phẩm người bán hàng lại đóng vai trò tất yếu. Vì vậy, đội ngũ nhân viên viên bán hàng phải là người năng động, nhạy bén, giao tiếp tốt,… biết cách đưa sản phẩm tới khách hàng hiệu quả nhất. Đừng nghĩ yêu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng không yêu cầu chuyên môn bằng cấp là không quan trọng. Con đường học vấn đôi khi không phải là lựa chọn duy nhất để tìm đến công việc yêu thích.  2. Công việc của nhân viên bán hàng  Với vai trò quan trọng như trên, có ai thắc mắc rốt cuộc công việc của nhân viên bán hàng là gì? Không đơn giản chỉ đứng để bán hàng, họ còn đảm nhận một số đầu việc liên quan khác nhằm hỗ trợ cho công tác bán hàng. Cùng điểm qua một số công việc cụ thể của nhân viên bán hàng nhé! 2.1. Nhận sản phẩm từ kho công ty Để có đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhân viên bán hàng trước tiên phải nhập hàng từ kho của công ty, kiểm tra số lượng hàng giao có đúng với lượng hàng đặt. Ngoài ra cần kiểm ra cả bao bì, hình thức bên ngoài có bị lỗi, hay hạn sử dụng có đảm bảo không. Nếu có vấn đề phát sinh, lập tức gọi ngay cho chủ kho để xử lý trước khi ký nhận hàng hóa.  Sau khi đã tiến hành kiểm tra và nhận hàng hóa, nhân viên bán hàng cần ghi chép số luọng hàng đã nhận, tình trạng hàng bị lỗi vào chứng từ giao nhận hàng có xác nhận chữ ký của các bên liên quan. Đây là một trong những công việc của nhân viên bán hàng mà khách hàng hay một ai đó ngoài ngành chưa được biết.   2.2. Trưng bày hàng hóa trong cửa hàng Một số công ty lớn, kinh doanh chuyên nghiệp thường có một nhân viên chuyên đi trưng bày sản phẩm cho các chi nhánh cửa hàng bán lẻ được gọi là “lơ”. Tuy nhiên công việc này cũng có thể được thực hiện trực tiếp từ người giám sát bán hàng.  Muốn bán được sản phẩm trước tiên phải thu hút được khách hàng vào tham quan cửa hàng, điều này thực hiện được khi cửa hàng được trang trí bắt mắt, sản phẩm được trưng bày có tính thẩm mỹ cao. Hình thức trưng bày được thực hiện bởi quản lý hoặc trưởng cửa hàng còn nhân viên bán hàng có trách nhiệm duy trì sơ đồ đó, tránh trường hợp có khách mua nhưng không bù lại. 2.3. Bán hàng Đến với công việc chính tư vấn bán hàng, nhân viên bán hàng tư vấn cho khách hàng ưu điểm của sản phẩm về mặt tính năng, công dụng, cũng như so sánh với những sản phẩm khác cùng loại, khác thương hiệu hay đời sản xuất để họ biết trước những gì mình nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.  Nhiều loại mặt hàng, để có thể tư vấn được cho khách hàng, người bán hàng cần được đào tạo kiến thức nhất định về hàng hóa. Quản lý cửa hàng, là người phải lưu ý đến trường hợp này, phòng trường hợp nhân viên đứng trước khách hàng, không hiểu biết, tư vấn sai hoặc chỉ lặng im nhìn khách. Chẳng hạn một số mặt hàng như mỹ phẩm, điện máy, đồ gia dụng, thực phẩm chức năng,… Khách hàng khi có nhu cầu cần sử dụng công dụng của một sản phẩm nào đó nhưng trên thị trường hiện nay có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh khiến họ không có định hướng để chọn lựa. Lúc này một nhân viên tư vấn bán hàng như ân nhân giải cứu để họ ra quyết định mua bán được nhanh chóng.  2.4. Bảo quản, giữ gìn trông coi sản phẩm  Cửa hàng như một ngôi nhà và sản phẩm như tài sản của mỗi người nhân viên bán hàng. Họ có trách nhiệm giữ gìn, trông coi cẩn thận, di nhiên cũng bởi để không bị trừ lương. Hàng hóa phải được sắp xếp đảm bảo tuân theo nguyên tắc trước, có thay đổi phải được thực hiện bởi quản lý và cửa hàng trưởng. Còn với hàng hóa trong kho, phải sắp xếp gọn gàng, phân chia theo từng thương hiệu, chủng loại sản phẩm. Ngoài ra nhân viên bán hàng cũng có trách nhiệm vệ sinh quầy kệ sạch sẽ hàng ngày, kiểm tra tem nhãn xem đã đúng vị trí, thể hiện đúng giá cả của từng mặt hàng chưa. Thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng, nếu có hàng hóa bị hư hỏng do khách hàng hoặc do thời gian trưng bày lâu bị ảnh hưởng của môi trường cần báo ngay cho quản lý để được xử lý.   2.5. Kiểm tra hàng tồn kho và nhập hàng Quản lý và cửa hàng trưởng hãy đảm bảo rằng nhân viên bán hàng trong cửa hàng nắm được số lượng tồn kho thực tế tại cửa hàng. Đồng thời hàng tháng thực hiện kiểm hàng cùng giám sát công ty, so sánh số lượng hàng kiểm thực tế thông qua công cụ hỗ trợ kiểm hàng với số lượng hàng hóa cập nhật hàng ngày trên phần mềm máy tính. Nếu có sự chênh lệch số lượng giữa hai công cụ này, nhân viên phải báo ngay cho quản lý để tìm cách giải quyết tránh trường hợp chịu bồi hoàn oan.  2.6. Một số công việc khác của  Ngoài những công việc chính phải làm thường xuyên như trên, nhân viên bán hàng đôi lúc phải làm những công việc không tên như nghe ngóng, tìm hiểu tình hình bán hàng của đối thủ, giải quyết khiếu nại hoặc thắc mắc của khách hàng, xử lý thủ tục bảo hành hàng hóa, cập nhật thông tin về sản phẩm mới nhập cùng một số công việc khác khi được chỉ thị bởi quản lý hoặc cửa hàng trưởng.  3. Kỹ năng cần có để hỗ trợ công việc của nhân viên bán hàng  Với những công việc trên, để thực hiện tốt, liệu nhân viên bán hàng cần có kỹ năng gì không? Câu trả lời không những cần mà rất cần. Hàng hóa có bạn được hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách tư vấn của nhân viên bán hàng. Người nào có kỹ năng tốt, biết vận dụng đúng nơi đúng lúc luôn là người thành công. Vậy nhân viên bán hàng cần có kỹ năng cơ bản nào?  3.1. Kỹ năng giao tiếp với khách hàng  Lại là kỹ năng giao tiếp. Xuất hiện ở mọi ngành nghề, bởi đây là kỹ năng cần thiết cơ bản nhất mà bất ai dù làm ở vị trí nào, lĩnh vực nào cũng cần thiết có. Đặc biệt với công việc mà thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng như nhân viên bán hàng, kỹ năng này lại càng cần có. Để trau dồi kỹ năng này, đòi hỏi nhân viên bán hàng cần phải tích cực giao tiếp với mọi người, hãy tận dụng lượng khách lưu đến cửa hàng để được tiếp xúc với các tình huống giao tiếp tiêu cực lẫn tích cực, học hỏi rút kinh nghiệm từ những sai lầm để có thể nâng cao khả năng giao tiếp và xử lý tình huống.  3.2. Kỹ năng bán hàng  Đã là nhân viên khách hàng sở hữu kỹ năng bán hàng là điều tất yếu, khách quan. Tuy nhiên không phải ai được tuyển dụng vào cũng sở hữu kỹ năng này ngay từ đâu. Không yêu cầu nhưng cần phải tích cực trau dồi qua ngày tháng làm việc tại cửa hàng, học hỏi nhân viên kỳ cựu đi trước để biết cách làm việc với khách hàng thông qua các giai đoạn bán hàng. Bạn cần phải có khả năng tiếp cận được khách hàng, hiểu được vấn đề của họ, tạo ra giải pháp cho họ và chuyển họ thành khách hàng của mình.   3.3. Am hiểu về sản phẩm  Để hỗ trợ kỹ năng bán hàng, tư vấn cho khách hàng sản phẩm có công dụng đúng với tâm lý khách hàng, nhân viên bán hàng phải có kiến thức sâu sắc về tất cả sản phẩm mà cửa hàng có. Kỹ năng này không phải có thể học ngày một ngày hai mà cần có một khoảng thời gian nhất định để bạn tiếp xúc với sản phẩm hoặc có thể được đào tạo từ công ty. 3.4. Kiên nhẫn lắng nghe khách hàng Sở hữu kỹ năng này, cơ hội để bạn cạnh tranh doanh số với nhân viên đi trước là khá cao. Muốn tư vấn cho khách hàng sản phẩm họ cần trước tiên hãy đặt cho họ câu hỏi “Anh/chị cần sản phẩm gì ạ?” Họ sẽ cho bạn biết mong muốn về sản phẩm rồi từ đó tư vấn sản phẩm phù hợp. Đôi lúc có những người không có khả năng truyền đạt mong muốn, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn lắng nghe, rút ra thông tin cần thiết để định hướng được sản phẩm khách cần. Và rồi bạn đã tăng khả năng bán được hàng.  Công việc của nhân viên bán hàng không yêu cầu cao nhưng đòi hỏi bạn phải là người chăm chỉ, rèn luyện thường xuyên kỹ năng mềm để phục vụ quá trình làm việc thuận lợi. Nếu bán hàng là công việc yêu thích của bạn, mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn được kiến thức cần thiết nhất để bạn có bước đệm đầu êm ái đến với công việc. Chúc bạn thành công!   

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Dành một chút quan tâm tới công việc của nhân viên bán hàng nhé!


Dẫn nguồn từ Tuyển dụng, tìm việc làm nhanh uy tín nhất | Timviec365.com.vn https://timviec365.com.vn/cong-viec-cua-nhan-vien-ban-hang-b113.html #timviec365comvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến